Trong marketing, mọi người đã quen thuộc với khái niệm Quản lý nhãn hàng (Brand management), nhưng khái niệm Quản trị nhãn hàng (Brand administration) ít được nhắc đến hơn. Hai khái niệm này có thực sự khác biệt nhau? Trong doanh nghiệp, vị trí nào là chủ chốt?
Nội dung bài viết
Quản trị nhãn hàng là gì?
Quản trị nhãn hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, đưa ra mục tiêu chiến lược phát triển nhãn hàng. Theo đó, quản trị chỉ ra cách thức phối hợp hiệu quả giữa các nguồn lực để đạt được mục tiêu. Nói cách khác, quản trị giúp tìm ra phương thức phù hợp để công việc hiệu quả cao nhất, chi phí ít nhất.
Quản lý nhãn hàng là gì?
Quản lý nhãn hàng là một chức năng của marketing sử dụng các kỹ thuật để tăng giá trị của nhãn hàng theo thời gian. Quản lý nhãn hàng bắt đầu với việc phân tích, lên kế hoạch, triển khai hành động nhằm đạt được những mục tiêu nhãn hàng hướng tới.
Phân biệt quản trị nhãn hàng và quản lý nhãn hàng
Quản trị nhãn hàng là toàn bộ quá trình đưa ra các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu.
Quản lý là sự tiếp nhận, kết nối, thi hành điều phối để hướng tới mục tiêu của quản trị.
Quản trị mang tính chiến lược – Quản lý mang tính thực thi.
Quản trị trả lời cho câu hỏi “cái gì – bao giờ”? – Quản lý trả lời câu hỏi “ai – như thế nào”?
Về cấp bậc, quản trị là hoạt động tầm cao nhất – quản lý là hoạt động tầm trung.
Về chức năng, quản trị có chức năng tư duy, lập kế hoạch – quản lý có chức năng thi hành, thúc đẩy và kiểm soát tiến độ thực hiện công việc.
Tóm lược
Như vậy hai khái niệm quản trị nhãn hàng và quản lý nhãn hàng đều có vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Quản trị nhãn hàng nằm ở tầm cao hơn, thể hiện vai trò tư duy chiến lược, khả năng lãnh đạo & tầm nhìn. Quản trị đòi hỏi đưa ra các chính sách quản trị hiệu quả cả con người – nguồn lực, kết nối giữa các phòng ban nhằm đạt được mục tiêu nhãn hàng về thương hiệu, doanh số, thị phần, tăng trưởng một cách tối ưu.
Quản lý nhãn hàng tuy nằm ở tầm trung nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong thực thi chiến lược, kế hoạch được nhà quản trị hoạch định. Quản lý nhãn hàng đảm bảo các hoạt động của nhãn hàng được triển khai, đồng bộ, hiệu quả.
Cả quản trị và quản lý đều quan trọng với tổ chức. Bởi nếu quản trị giỏi, đưa ra sách lược nhưng quản lý kém, không triển khai được thì cũng không đạt kết quả. Nếu quản lý giỏi, thực hiện tốt nhưng quản trị kém, không cân đối được nguồn lực & không đưa ra chính sách đúng, sẽ dẫn đến thực thi sai mục tiêu, không hiệu quả. Do đó, để đạt được thành công cho một nhãn hàng thì không thể tách rời công tác quản trị hay quản lý được.
Tham khảo: Managenment and Administration
Đọc thêm các bài viết khác tại đây.
Nếu bạn có bất cứ điều gì về sức khỏe muốn chia sẻ hay các câu hỏi về thuốc, hãy để lại comment hoặc nhắn tin theo địa chỉ email: nguyenvunguyetminh@gmail.com . Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn vì một cộng đồng sử dụng thuốc an toàn.