Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
  • Trang chủ
  • Marketing Dược
  • Sức khỏe gia đình
  • Chuyện của Minh
  • Tôi là Minh
No Result
View All Result
Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Bổ sung vitamin và khoáng chất trong bệnh tiểu đường

Vitamin và khoáng chất được biết đến như những vi chất dinh dưỡng thiết yếu giúp hỗ trợ sức khỏe cho cơ thể. Với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường dễ gặp tình trạng mệt mỏi do tình trạng đường huyết cao hoặc do chế độ dinh dưỡng kiêng khem, liệu việc bổ sung vitamin và khoáng chất có mang lại tác dụng tích cực?

Nguyễn Vũ Nguyệt Minh by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
12/05/2024
in Sức khỏe gia đình, Sức khỏe người cao tuổi
1 0
Vitamin và khoáng chất trong tiểu đường
Share on Facebook

Nội dung bài viết

  • Vai trò của vitamin và khoáng chất với sức khỏe
  • Vitamin và khoáng chất trong bệnh tiểu đường
      • Vitamin A hoặc Retinol
      • Vitamin C và E
      • Vitamin D
      • Vitamin B1 (Thiamin)
      • Vitamin B3 (Niacin)
      • Vitamin B9 (Axit Folic)
      • Vitamin B12 (Cobalamin)
      • Crom
      • Kẽm
      • Magiê
  • Bàn luận

Vai trò của vitamin và khoáng chất với sức khỏe

Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng vai trò của vitamin và khoáng chất với cơ thể rất quan trọng. Các vi chất này tham gia vào hầu hết các quá trình sinh lý của cơ thể như: Cấu tạo tế bào, chuyển hóa, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể, hình thành các cơ quan chức năng, đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả…

Cơ thể chúng ta không có khả năng tạo ra các vitamin và khoáng chất, do đó các vi chất này cần được bổ sung thông qua chế độ ăn hàng ngày hoặc các thực phẩm bổ sung.

Vitamin và khoáng chất trong bệnh tiểu đường

Các chế phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất được cho là có tác dụng giúp hỗ trợ sức khỏe, cải thiện một số tình trạng bệnh lý nhất định. Tuy nhiên dựa trên kết quả các nghiên cứu lâm sàng, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho rằng những người mắc bệnh tiểu đường có thể không được hưởng thêm lợi ích nào từ việc uống vitamin và khoáng chất tổng hợp so với những người khỏe mạnh bình thường.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra một số vi chất thường thiếu hụt với bệnh nhân tiểu đường, hoặc một số khác lại có ảnh hưởng không tốt tới chỉ số đường huyết.

Vitamin A hoặc Retinol

Vitamin A hay retinol tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất như biệt hóa và tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, phát triển và hoàn thiện thị giác, thính giác, vị giác… Trên những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 lớn tuổi, người ta nhận thấy nồng độ vitamin A thấp hơn.

Retinol còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid ở gan, tạo mỡ, cũng như chức năng tế bào bê-ta tuyến tụy (tế bào tiết insulin). Các protein liên kết retinol (RBP) có ảnh hưởng đến độ nhạy của insulin. Đã có nghiên cứu cho thấy khi nồng độ protein liên kết retinol 4 (RBP4) tăng lên thì sự hấp thu glucose tại cơ xương giảm xuống, gan sản xuất glucose cao dẫn đến tình trạng kháng insulin.

Vitamin C và E

Vitamin C và E là hai chất chống oxy hóa mạnh. Trong bệnh lý tiểu đường, mức độ cao stress oxy hóa do lượng đường huyết tăng cao khiến nhu cầu cơ thể về các chất chống oxy hóa như vitamin C, E tăng lên.

Khi bổ sung vitamin C và E trong vòng 3 tháng đã cho kết quả chỉ số huyết áp và đường huyết giảm. Tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều bằng chứng nữa để khẳng định chắc chắn vai trò của vitamin C và vitamin E.

Vitamin D

Các thụ thể vitamin D hiện diện hầu hết ở các mô, bao gồm nội mô, cơ trơn mạch máu, cơ tim. Các thụ thể này có vai trò trong việc điều hòa gen, trong đó có gen liên quan đến sản xuất insulin.

Một số nghiên cứu thuần tập đã báo cáo mối tương quan nồng độ vitamin D thấp và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Thiếu vitamin D là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch ở bệnh tiểu đường. Tuy nhiên vẫn chưa có sự đồng thuận về việc bổ sung vitamin D trên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Vitamin B1 (Thiamin)

Vitamin B1 liên quan đến các dẫn truyền thần kinh và dẫn truyền tế bào thần kinh, có thể có tác động đến sự phát triển của các biến chứng tiểu đường khác nhau. Nồng độ thiamine thấp và tăng độ thanh thải ở thận đã được tìm thấy ở cả bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và týp 2. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin B1 làm giảm lượng glucose và leptin ở bệnh nhân đái tháo đường so với nhóm chứng

Vitamin và tiểu đường

Vitamin B3 (Niacin)

Niacin có thể được dùng để làm tăng lượng cholesterol tốt (HDL). Tuy nhiên niacin cũng làm tăng lượng đường huyết lúc đói. Các nghiên cứu về vitamin B3 trên bệnh nhân tiểu đường chưa nhiều, do đó để quyết định xem có nên bổ sung niacin hay không, người bệnh nên trao đổi thêm với bác sĩ điều trị.

Xem thêm: Bệnh mắt ở người tiểu đường

Vitamin B9 (Axit Folic)

Axit folic có vai trò cải thiện việc kiểm soát đường huyết bằng cách giảm lượng đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tác động tích cực lên các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường.

Thuốc điều trị tiểu đường metformin cũng làm giảm nồng độ axit folic trong huyết thanh. Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi đánh giá hiệu quả việc bổ sung vitamin B9 trên nam giới mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 điều trị bằng metformin cho thấy: Tổng khả năng chống oxy hóa và quá trình malondialdehyde, nồng độ homocysteine đều được cải thiện.

Vitamin B12 (Cobalamin)

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh lý thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra. Vitamin B12 giúp các tế bào thần kinh hoạt động chính xác hơn, từ đó làm giảm các tổn thương thần kinh trên người bệnh.

Mặt khác, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có điều trị với thuốc metformin thường có mức vitamin B12 thấp. Do đó, việc bổ sung B12 trên những bệnh nhân này là cần thiết.

Crom

Crom là một loại khoáng chất cơ thể cần một lượng rất nhỏ. Sự thiếu hụt crom có thể khiến tăng nồng độ đường trong máu. Một số nghiên cứu nhỏ đã phát hiện ra rằng việc bổ sung crom giúp cải thiện tình trạng không dung nạp glucose, bệnh tiểu đường thai kỳ và bệnh tiểu đường do corticosteroid gây ra.

Tuy nhiên với những người đang mắc bệnh thận không nên bổ sung crom vì có thể gây tổn thương hoặc làm tăng tiến triển của bệnh.

Kẽm

Những bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát được chỉ số đường huyết sẽ làm tăng lượng kẽm mất đi qua đường tiểu. Trên những đối tượng mắc bệnh tiểu đường lớn tuổi, bổ sung kẽm cho thấy việc chữa lành các vết loét trên da nhanh hơn. Nếu nghi ngờ thiếu kẽm, người bệnh có thể bổ sung thêm, tuy nhiên việc bổ sung kẽm không nên vượt quá 3 tháng, vì sẽ gây ức chế hấp thu đồng và ảnh hưởng xấu đến cấu trúc lipid.

Khoáng chất và tiểu đường

Magiê

Magiê có xu hướng giảm ở những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt ở những người mắc bệnh võng mạc tiểu đường nặng. Thiếu magiê đã được chứng minh có gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường loại 2. Thiếu magie có thể làm gián đoạn quá trình tiết insulin và tăng tình trạng kháng insulin. 

Bàn luận

Như vậy, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho bệnh nhân tiểu đường nói chung vẫn còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận. Một số nghiên cứu đánh giá cho thấy việc bổ sung multivitamin không mang lại lợi ích gì hơn cho nhóm bệnh nhân tiểu đường so với nhóm bệnh nhân không mắc bệnh. Tuy nhiên với những bệnh nhân điều trị với metformin thì nên được bổ sung axit folic và vitamin B12. Những sản phẩm bổ sung khác cần được tham khảo ý kiến của các chuyên gia Y tế.

Đọc thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe gia đình khác tại đây.

Nếu bạn có bất cứ điều gì về sức khỏe muốn chia sẻ hay các câu hỏi về thuốc, hãy để lại comment hoặc nhắn tin theo địa chỉ email: nguyenvunguyetminh@gmail.com . Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn vì một cộng đồng sử dụng thuốc an toàn.

Tags: Sức khỏe gia đìnhSức khỏe người cao tuổiTiểu đường
ShareTweetPin
Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Pharmacist & Writer

Bạn đọc quan tâm

Dinh dưỡng ở người cao tuổi
Sức khỏe gia đình

Trầm cảm ở người cao tuổi

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
28/04/2025

...

Read more
Thai đôi dinh dưỡng nhân đôi
Sức khỏe gia đình

Thai đôi- Gấp đôi dinh dưỡng, liệu có đúng?

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
27/10/2024

...

Read more
5 SỰ THẬT VỀ CÚM MÙA
Sức khỏe gia đình

5 SỰ THẬT VỀ CÚM MÙA

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
15/08/2024

...

Read more
thực phẩm chức năng cho tiểu đường
Sức khỏe gia đình

Có nên dùng thực phẩm chức năng trong bệnh tiểu đường?

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
12/05/2024

...

Read more
thị lực người cao tuổi
Sức khỏe gia đình

5 Cách giúp bảo vệ thị lực người cao tuổi

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
04/05/2024

...

Read more
Thực phẩm bổ sung và Ung thư vú
Sức khỏe gia đình

Thực phẩm bổ sung trong Ung thư vú – P2

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
02/05/2024

...

Read more
Load More
Next Post
thị lực người cao tuổi

5 Cách giúp bảo vệ thị lực người cao tuổi

Chuyện khủng khiếp nhất của bạn là gì?

Chuyện khủng khiếp nhất của bạn là gì?

Subscribe
Notify of
guest
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết mới

Ước mơ
Chuyện của Minh

Ước mơ

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
10/05/2025

Mike đã bước vào những ngày cuối của năm lớp 5, chuẩn bị sang một bước chuyển mới. Buổi chụp...

Read more
Dinh dưỡng ở người cao tuổi

Trầm cảm ở người cao tuổi

28/04/2025
Cuộc du hành của ba anh em

Cuộc du hành của ba anh em

23/02/2025
1001 Tài Nguyên Marketing Ngành Dược Giá Trị

1001 Tài Nguyên Marketing Ngành Dược Giá Trị

23/02/2025
Tôi làm gì khi trở thành Freelancer writer (P1)

Tôi làm gì khi trở thành Freelancer (P4)

01/02/2025
Facebook Twitter

Cảm ơn bạn đã ghé thăm và đọc các bài viết. Bạn có thể đăng ký nhận thông tin bài viết mới tại đây, hoặc gửi email cho tôi:
nguyenvunguyetminh@gmail.com

    Vui lòng ghi rõ
    (*) Nguồn: https://nguyenvunguyetminh.vn
    khi đăng tải nội dung được sao chép
    từ website này.

    © 2020 Nguyễn Vũ Nguyệt Minh - Pharmacist & Writer.

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Marketing Dược
    • Sức khỏe gia đình
    • Chuyện của Minh
    • Tôi là Minh

    © 2020 Nguyễn Vũ Nguyệt Minh - Pharmacist & Writer.

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In
    wpDiscuz
    0
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x
    | Reply