Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
  • Trang chủ
  • Marketing Dược
  • Sức khỏe gia đình
  • Chuyện của Minh
  • Tôi là Minh
No Result
View All Result
Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh Parkinson

Nguyễn Vũ Nguyệt Minh by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
03/11/2022
in Sức khỏe gia đình, Sức khỏe người cao tuổi
0 0
Dấu hiệu nhận biết parkinson
Share on Facebook

Bệnh Parkinson còn được biết đến là căn bệnh của người già, hay bệnh run không kiểm soát. Đến thời điểm hiện tại cũng chưa có phương pháp nào giúp điều trị triệt để bệnh này. Mặc dù không gây tử vong nhưng tiến triển của bệnh gây suy giảm chất lượng cuộc sống không chỉ của người bệnh mà cả những người thân xung quanh trong quá trình chăm sóc.

Đa phần người bệnh thường nhận biết khi đã có các triệu chứng rõ ràng như chứng run hoặc run tay. Ngoài ra còn các triệu chứng khác như cứng cơ, chậm vận động. Phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh sẽ giúp chủ động trong việc điều trị, làm chậm tiến triển bệnh, đồng thời chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho cả bệnh nhân và người nhà.

Nội dung bài viết

  • Dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
      • 1. Chữ viết tay trở nên nhỏ hơn
      • 2. Run
      • 3. Cứng cơ bắp
      • 4. Chuyển động chậm lại
      • 5. Khom lưng
      • 6. Ít biểu cảm
      • 7. Giảm vung tay
      • 8. Giọng nói trầm, trở nên nhẹ nhàng
  • Thảo luận

Dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson

Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát ở một bên cơ thể, và thường tiến triển nặng hơn ở bên cơ thể đó, ngay cả khi các triệu chứng xuất hiện đều hai bên.

Triệu chứng ban đầu của mỗi người là khác nhau, nhưng có một số dấu hiệu sớm có thể nhận biết như:

1. Chữ viết tay trở nên nhỏ hơn

Hành động viết diễn ra chậm, kích thước các chữ nhỏ hơn và dường như các từ tụ lại với nhau.

Dấu hiệu chữ viết nhỏ lại

2. Run

Dấu hiệu này thường bắt đầu với một chi, có thể là bàn tay hoặc ngón tay. Run xuất hiện cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi và ngừng run khi hoạt động trở lại.

3. Cứng cơ bắp

Thường xảy ra cùng bên với bên xuất hiện triệu chứng run, có thể là cứng cơ tay hoặc chân.

4. Chuyển động chậm lại

Đây có lẽ là dấu hiệu sớm quan trọng nhất của bệnh Parkinson. Người bệnh có thể phàn nàn rằng cơ thể đang yếu đi, nhưng thực tế họ đang trở nên chậm lại. Các chuyển động chậm khiến việc xử lý các vấn đề đơn giản cũng trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.

Ví dụ các bước đi ngắn hơn, chậm rãi; hoặc việc ra khỏi giường hay ghế ngồi khó hơn. Hoặc một ví dụ khác là việc cài các khuy áo cũng thật vất vả.

Dấu hiệu di chuyển chậm trong bệnh Parkinson

5. Khom lưng

Mọi người xung quanh có thể nhận thấy người bệnh thường có tư thế khom lưng ngay cả khi đang đứng.

6. Ít biểu cảm

Khuôn mặt trở nên thiếu biểu cảm, biểu cảm chậm, biểu cảm rất ít hoặc không biểu cảm ngay cả khi vui hay buồn.

7. Giảm vung tay

Đây cũng là một dấu hiệu sớm dễ nhận thấy. Khi đi bộ, một cánh tay người bệnh sẽ ít vung sang một bên hơn.

8. Giọng nói trầm, trở nên nhẹ nhàng

Giọng nói đều đều, thiếu sự thay đổi ngữ điệu âm sắc. Nếu được yêu cầu nói lớn hơn, người bệnh cũng không đáp ứng được. Họ sẽ đọc một đoạn văn với cùng một ngữ điệu nhẹ nhàng, trầm và đều.

Thảo luận

Parkinson diễn biến âm thầm với những dấu hiệu đặc trưng, nhưng nếu không có kiến thức về bệnh thì chúng ta cũng sẽ khó nhận biết. Hiện nay các nguồn thông tin đã trở nên dễ dàng tiếp cận, hiểu biết của mọi người cũng rộng rãi hơn. Do đó nhiều bệnh lý đã được phát hiện sớm và được trị liệu hiệu quả giúp cải thiện các triệu chứng, giảm tiến triển của bệnh, giải tỏa tâm lý cho cả người bệnh và người chăm sóc họ.

Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa được khẳng định, nhưng một lối sống lành mạnh, vận động phù hợp, dinh dưỡng cân đối, tránh tác động của stress, ô nhiễm môi trường, khám sức khỏe định kỳ… sẽ là một trong những cách phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Tham khảo:

  1. Parkinson disease
  2. What is Parkinson

Đọc thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe gia đình khác tại đây.

Nếu bạn có bất cứ điều gì về sức khỏe muốn chia sẻ hay các câu hỏi về thuốc, hãy để lại comment hoặc nhắn tin theo địa chỉ email: nguyenvunguyetminh@gmail.com . Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn vì một cộng đồng sử dụng thuốc an toàn.

Tags: Bệnh ParkinsonSức khỏe người cao tuổi
ShareTweetPin
Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Pharmacist & Writer

Bạn đọc quan tâm

Dinh dưỡng ở người cao tuổi
Sức khỏe gia đình

Trầm cảm ở người cao tuổi

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
28/04/2025

...

Read more
Thai đôi dinh dưỡng nhân đôi
Sức khỏe gia đình

Thai đôi- Gấp đôi dinh dưỡng, liệu có đúng?

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
27/10/2024

...

Read more
5 SỰ THẬT VỀ CÚM MÙA
Sức khỏe gia đình

5 SỰ THẬT VỀ CÚM MÙA

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
15/08/2024

...

Read more
thực phẩm chức năng cho tiểu đường
Sức khỏe gia đình

Có nên dùng thực phẩm chức năng trong bệnh tiểu đường?

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
12/05/2024

...

Read more
thị lực người cao tuổi
Sức khỏe gia đình

5 Cách giúp bảo vệ thị lực người cao tuổi

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
04/05/2024

...

Read more
Vitamin và khoáng chất trong tiểu đường
Sức khỏe gia đình

Bổ sung vitamin và khoáng chất trong bệnh tiểu đường

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
12/05/2024

...

Read more
Load More
Next Post
Hạnh phúc của mẹ

Hạnh phúc của mẹ

Ba anh em sinh đôi (P1)

Ba anh em sinh đôi (P2)

Subscribe
Notify of
guest
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết mới

Ước mơ
Chuyện của Minh

Ước mơ

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
10/05/2025

Mike đã bước vào những ngày cuối của năm lớp 5, chuẩn bị sang một bước chuyển mới. Buổi chụp...

Read more
Dinh dưỡng ở người cao tuổi

Trầm cảm ở người cao tuổi

28/04/2025
Cuộc du hành của ba anh em

Cuộc du hành của ba anh em

23/02/2025
1001 Tài Nguyên Marketing Ngành Dược Giá Trị

1001 Tài Nguyên Marketing Ngành Dược Giá Trị

23/02/2025
Tôi làm gì khi trở thành Freelancer writer (P1)

Tôi làm gì khi trở thành Freelancer (P4)

01/02/2025
Facebook Twitter

Cảm ơn bạn đã ghé thăm và đọc các bài viết. Bạn có thể đăng ký nhận thông tin bài viết mới tại đây, hoặc gửi email cho tôi:
nguyenvunguyetminh@gmail.com

    Vui lòng ghi rõ
    (*) Nguồn: https://nguyenvunguyetminh.vn
    khi đăng tải nội dung được sao chép
    từ website này.

    © 2020 Nguyễn Vũ Nguyệt Minh - Pharmacist & Writer.

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Marketing Dược
    • Sức khỏe gia đình
    • Chuyện của Minh
    • Tôi là Minh

    © 2020 Nguyễn Vũ Nguyệt Minh - Pharmacist & Writer.

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In
    wpDiscuz
    0
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x
    | Reply