Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
  • Trang chủ
  • Marketing Dược
  • Sức khỏe gia đình
  • Chuyện của Minh
  • Tôi là Minh
No Result
View All Result
Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Các bước chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường

Nguyễn Vũ Nguyệt Minh by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
03/10/2021
in Sức khỏe gia đình, Sức khỏe người cao tuổi
1 0
CHĂM SÓC BÀN CHÂN TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Share on Facebook

Chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường là vấn đề rất cần được chú trọng. Khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường sẽ các biến chứng do tổn thương thần kinh. Tổn thương dây thần kinh có thể ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng dây thần kinh ở bàn chân và cẳng chân là thường gặp nhất, gây ra biến chứng bàn chân do đái tháo đường (DFD – Diabetic Foot Disease). Thường một bệnh nhân đã có biến chứng bàn chân, sẽ có khả năng xuất hiện những biến chứng khác như bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh mạch máu não hay thiếu máu cơ tim.

Nội dung bài viết

  • Nguyên nhân gây biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường
    • Bệnh thần kinh đái tháo đường
    • Bệnh động mạch ngoại vi (PAD – Peripheral artery disease)
  • Các bước chăm sóc bàn chân cho người đái tháo đường
    •  1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày
    •  2. Rửa chân mỗi ngày bằng nước ấm
    •  3. Giữ ẩm cho bàn chân
    •  4. Cắt giũa móng chân
    •  5. Không bao giờ đi chân đất ở trong nhà hay khi ra ngoài
    •  6. Thay tất, kiểm tra giày dép thường xuyên trước khi sử dụng
    •  7. Không tự cắt các vết chai chân
    •  8. Giúp máu bàn chân lưu thông 
  • Những dấu hiệu nào của bàn chân tiểu đường nên đến gặp bác sĩ 
  • Bàn luận

Nguyên nhân gây biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường

Tình trạng đường huyết tăng cao gây ra hai vấn đề là nguyên nhân chính dẫn đến những tổn thương bàn chân

Bệnh thần kinh đái tháo đường

Bệnh thần kinh đái tháo đường

Là những rối loạn chức năng thần kinh ngoại biên trên người bệnh đái tháo đường. Khi các dây thần kinh bị tổn thương, khả năng tiếp nhận cảm giác tại các chi giảm. Đồng nghĩa người bệnh sẽ khó để cảm nhận được đau nhức, khó chịu hay nóng lạnh ở bàn chân. Do đó những vết thương lở loét, sưng phồng ở bàn chân sẽ không được phát hiện sớm để xử lý, dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, kéo dài gây hoại tử bàn chân, cần phẫu thuật cắt bỏ chi.

Bệnh động mạch ngoại vi (PAD – Peripheral artery disease)

Là những vấn đề của mạch máu nằm ngoài tim và não. Thường do sự lắng đọng chất béo trong lòng động mạch, làm cho thành mạch xơ cứng, giảm tính đàn hồi, giảm lưu lượng máu tuần hoàn. Điều này khiến những vết loét bàn chân trở nên dai dẳng, khó lành do lưu lượng máu tới vết thương kém, thiếu oxy, dinh dưỡng, thiếu các chất tăng sinh phục hồi vết thương..

Trên thế giới, ước tính khoảng 4-10% bệnh nhân đái tháo đường gặp các biến chứng bàn chân. Vì vậy, chăm sóc bàn chân đúng cách là một trong những biện pháp phòng ngừa biến chứng bàn chân hiệu quả cho người bệnh.

Các bước chăm sóc bàn chân cho người đái tháo đường

Chăm sóc bàn chân

 1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Kiểm tra xem có vết nứt, mẩn đỏ, sưng tấy, mụn rộp hay vết chai chân, hoặc bất cứ thay đổi về màu sắc nào khác trên móng chân, kẽ chân, da chân không. Người bệnh có thể sử dụng gương để soi dưới gan bàn chân, hoặc nhờ người nhà kiểm tra giúp nếu nhìn không rõ.

 2. Rửa chân mỗi ngày bằng nước ấm

Nên kiểm tra nước bằng nhiệt kế hoặc khuỷu tay bởi thần kinh cảm giác ở bàn chân tổn thương khiến bệnh nhân tiểu đường có thể không cảm nhận được nhiệt độ chính xác của nước. Nước quá nóng sẽ gây bỏng.

Nên chăm sóc bàn chân với xà phòng nhẹ cùng nước ấm, không nên ngâm chân quá lâu vì điều này có thể khiến da chân mềm và  mỏng đi, dễ tổn thương hơn.

Sau khi rửa xong nên thấm khô ngay bàn chân. Dùng khăn bông mềm, lau nhẹ nhàng, khô các kẽ chân và bàn chân.

 3. Giữ ẩm cho bàn chân

Sau khi rửa chân nên thoa kẽm giữ ẩm.  Chỉ thoa cho bàn chân, gót chân để giúp da mềm mại, tránh khô nẻ. Lưu ý không bôi dưỡng âm giữa các kẽ ngón chân, vì môi trường ẩm trong kẽ chân sẽ là điều kiện thuận lợi cho một số loại nấm kẽ phát triển. Kẽ chân phải luôn được giữ khô ráo.

 4. Cắt giũa móng chân

Cắt móng chân thẳng theo chiều ngang, rồi dùng dũa mài nhẹ nhàng các cạnh sắc nhọn. Không nên cắt móng quá ngắn, hoặc cắt sâu vào khóe vì dễ khiến móng chân mọc ngược quặp vào trong thịt móng gây viêm.

 5. Không bao giờ đi chân đất ở trong nhà hay khi ra ngoài

Kể cả khi ở trong nhà, bệnh nhân tiểu đường vẫn có nguy cơ dẫm phải vật cứng hoặc thứ gì đó gây trầy xước chân mà họ không cảm nhận được. Có thể sử dụng giầy, dép hoặc tất chân.

Lựa chọn giầy, dép nên chọn loại rộng mũi, không bó hẹp các ngón chân, không gây cọ xát vào chân, có thể sử dụng thêm miếng lót êm chân. Chọn những đôi tất không có đường may cũng hạn chế tổn thương da chân. Giầy, dép, hay tất nên vừa vặn bàn chân, không nên bó chặt.

 6. Thay tất, kiểm tra giày dép thường xuyên trước khi sử dụng

Nên đi tất chân và thay tất hàng ngày. Nhất là mùa đông, tất sẽ giúp giữ ấm chân thay cho việc sử dụng đèn sưởi vì chân có thể không cảm nhận được độ nóng gây bỏng.

Trước khi đi giày dép, hãy lắc, dốc ngược và dùng tay kiểm tra xem có vật cứng nào như sỏi, đá, ghim… bên trong có thể gây tổn thương chân hay không.

 7. Không tự cắt các vết chai chân

Với các vết chai chân, sau mỗi lần tắm khi các lớp da mềm mại, dùng miếng bọt biển trà sát để chai chân mòn dần. Không tự ý dùng dao, kéo cắt bỏ, hoặc dùng các hóa chất được cho là làm tiêu chai chân khi không có chỉ định của bác sĩ. Những điều đó có thể làm tổn thương bàn chân, khởi phát cho một tình trạng nhiễm trùng.

 8. Giúp máu bàn chân lưu thông 

Gác chân lên cao, ngọ nguậy các ngón chân vài phút vài lần trong ngày.

Tập luyện những bài vận động phù hợp, không gây áp lực lên chân như bơi lội, đạp xe, đi bộ. Tránh những bài tập khiến bàn chân vận động mạnh như bật nhảy, hay chạy liên tục.

Chăm sóc bàn chân bệnh nhân tiểu đường

Những dấu hiệu nào của bàn chân tiểu đường nên đến gặp bác sĩ 

Chăm sóc bàn chân đúng cách sẽ ngăn ngừa biến chứng bàn chân do đái tháo đường hiệu quả. Tuy nhiên khi có tổn thương hoặc những dấu hiệu báo hiệu bất thường, cần đến thăm khám bác sĩ để được theo dõi và điều trị đúng cách:

  • Chân bị thương, rách, hoặc chảy dịch từ vết thương cũ
  • Một phần hoặc toàn bộ da bàn chân thay đổi màu sắc: nhợt nhạt hoặc sẫm màu hơn, đỏ hơn hoặc xanh lam
  • Bàn chân sưng lên nơi có vết thương hoặc phỏng rộp
  • Mẩn đỏ xung quanh vết loét
  • Ngứa các kẽ chân
  • Móng chân dày, vàng, mọc quặp vào trong thịt móng
  • Chân mất cảm giác, mất khả năng cảm nhận nhiệt độ nóng, lạnh

Bàn luận

Biến chứng tiểu đường rất nguy hiểm và là nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên nếu hiểu biết và chăm sóc cùng điều trị đúng cách, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sống chung với bệnh an toàn, khỏe mạnh. Quan trọng nhất vẫn là vấn đề kiểm soát đường huyết hiệu quả, kết hợp chế độ ăn lành mạnh, cân đối các dưỡng chất dành cho người đái tháo đường. Bên cạnh đó, thăm khám sức khỏe định kỳ, phát hiện các dấu hiệu sớm và báo ngay với bác sĩ sẽ giúp ngăn ngừa những tiến triển biến chứng xấu nguy hiểm.

Tham khảo:

  1. Diabetes and Your Feet  

  2. How to look after your feet if you have diabetes

Đọc thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe gia đình khác tại đây.

Nếu bạn có bất cứ điều gì về sức khỏe muốn chia sẻ hay các câu hỏi về thuốc, hãy để lại comment hoặc nhắn tin theo địa chỉ email: nguyenvunguyetminh@gmail.com . Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn vì một cộng đồng sử dụng thuốc an toàn.

Tags: Chăm sóc bàn chânĐái tháo đườngSử dụng thuốc an toànSức khỏe gia đìnhSức khỏe người cao tuổiTiểu đường
ShareTweetPin1
Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Pharmacist & Writer

Bạn đọc quan tâm

Dinh dưỡng ở người cao tuổi
Sức khỏe gia đình

Trầm cảm ở người cao tuổi

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
28/04/2025

...

Read more
Thai đôi dinh dưỡng nhân đôi
Sức khỏe gia đình

Thai đôi- Gấp đôi dinh dưỡng, liệu có đúng?

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
27/10/2024

...

Read more
5 SỰ THẬT VỀ CÚM MÙA
Sức khỏe gia đình

5 SỰ THẬT VỀ CÚM MÙA

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
15/08/2024

...

Read more
thực phẩm chức năng cho tiểu đường
Sức khỏe gia đình

Có nên dùng thực phẩm chức năng trong bệnh tiểu đường?

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
12/05/2024

...

Read more
thị lực người cao tuổi
Sức khỏe gia đình

5 Cách giúp bảo vệ thị lực người cao tuổi

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
04/05/2024

...

Read more
Vitamin và khoáng chất trong tiểu đường
Sức khỏe gia đình

Bổ sung vitamin và khoáng chất trong bệnh tiểu đường

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
12/05/2024

...

Read more
Load More
Next Post
thuốc điều trị huyết áp cao

Sử dụng thuốc cho người cao tuổi

bệnh mắt tiểu đường

Phát hiện sớm bệnh mắt do tiểu đường

Subscribe
Notify of
guest
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết mới

Dinh dưỡng ở người cao tuổi
Sức khỏe gia đình

Trầm cảm ở người cao tuổi

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
28/04/2025

Chuyện là gần đây ông nhà mình bỗng thay đổi tính tình. Ăn uống kém, ít nói, ít vận động,...

Read more
Cuộc du hành của ba anh em

Cuộc du hành của ba anh em

23/02/2025
1001 Tài Nguyên Marketing Ngành Dược Giá Trị

1001 Tài Nguyên Marketing Ngành Dược Giá Trị

23/02/2025
Tôi làm gì khi trở thành Freelancer writer (P1)

Tôi làm gì khi trở thành Freelancer (P4)

01/02/2025
Tôi làm gì khi trở thành Freelancer writer (P1)

Tôi làm gì khi trở thành Freelancer writer (P3)

01/02/2025
Facebook Twitter

Cảm ơn bạn đã ghé thăm và đọc các bài viết. Bạn có thể đăng ký nhận thông tin bài viết mới tại đây, hoặc gửi email cho tôi:
nguyenvunguyetminh@gmail.com

    Vui lòng ghi rõ
    (*) Nguồn: https://nguyenvunguyetminh.vn
    khi đăng tải nội dung được sao chép
    từ website này.

    © 2020 Nguyễn Vũ Nguyệt Minh - Pharmacist & Writer.

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Marketing Dược
    • Sức khỏe gia đình
    • Chuyện của Minh
    • Tôi là Minh

    © 2020 Nguyễn Vũ Nguyệt Minh - Pharmacist & Writer.

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In
    wpDiscuz
    0
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x
    | Reply