Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
  • Trang chủ
  • Marketing Dược
  • Sức khỏe gia đình
  • Chuyện của Minh
  • Tôi là Minh
No Result
View All Result
Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Bệnh Parkinson

Nguyễn Vũ Nguyệt Minh by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
03/11/2022
in Sức khỏe gia đình, Sức khỏe người cao tuổi
1 0
Bệnh Parkinson
Share on Facebook

Bệnh Parkinson là một chứng rối loạn não thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh gây ra các cử động không theo ý muốn hoặc không kiểm soát được, chẳng hạn như rung lắc, cứng khớp, khó giữ thăng bằng và phối hợp.

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh, nhưng các nghiên cứu thống kê cho thấy nam giới có tần suất mắc bệnh cao hơn nữ giới. Hầu hết những người bị bệnh Parkinson đều khởi phát sau 60 tuổi, nhưng có khoảng 5 – 10% khởi phát trước tuổi 50.

Nội dung bài viết

  • Triệu chứng bệnh
  • Nguyên nhân bệnh Parkinson
  • Các yếu tố nguy cơ của bệnh
  • Biến chứng bệnh Parkinson
  • Chẩn đoán bệnh 
  • Phòng ngừa bệnh
  • Điều trị bệnh
      • Thuốc điều trị
      • Kích thích não sâu
      • Các liệu pháp khác
  • Thảo luận

Triệu chứng bệnh

Các dấu hiệu và tiến triển của bệnh ở mỗi người là khác nhau. Đó có thể là những dấu hiệu sớm như thay đổi biểu cảm nét mặt chậm, chữ viết nhỏ lại hoặc dáng đi lao người về phía trước. Những triệu chứng thường khởi phát một bên hoặc chỉ một chi của cơ thể, sau đó mới ảnh hưởng bên còn lại. Có bốn triệu chứng chính của bệnh dễ dàng nhận thấy là:

  • Run tay, cánh tay, run chân, hàm hoặc đầu
  • Cứng cơ
  • Chuyển động chậm chạp
  • Khả năng giữ thăng bằng và phối hợp vận động kém, dễ vấp ngã

Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như:

  • Nhai, nuốt kém
  • Nói, diễn đạt khó
  • Gặp các vấn đề về da, táo bón, khứu giác kém, rối loạn giấc ngủ…

Nguyên nhân bệnh Parkinson

Người ta nhận thấy trên bệnh nhân Parkinson, các tế bào thần kinh ở hạch nền tại khu vực kiểm soát chuyển động của não bị suy giảm hoặc chết đi. Thông thường những tế bào thần kinh này sẽ tạo ra dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và hoạt động thể chất hàng ngày của cơ thể. Giảm sản xuất dopamine gây ra những bất thường về cử động.

Nguyên nhân vì sao các tế bào thần kinh này lại chết đi thì vẫn chưa được tìm ra.

Hach nen

Mặt khác, các nhà khoa học nghiên cứu thấy rằng những bệnh nhân Parkinson có sự sụt giảm chất dẫn truyền tín hiệu norepinephrine của hệ thần kinh giao cảm. Norepinephrine có vai trò trong việc điều khiển chức năng huyết áp, tim mạch. Giảm sút norepinephrine được cho là nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi, mất ổn định huyết áp, giảm huyết áp khi thay đổi tư thế hoặc giảm vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa gây táo bón ở người mắc bệnh.

Một số trường hợp có vẻ như Parkinson là bệnh mang yếu tố di truyền, nhưng một số trường hợp lại nhận thấy có sự đột biến gen cụ thể. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Parkinson là sự kết hợp của cả hai yếu tố di truyền và môi trường tiếp xúc gây ra.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác. Người trẻ tuổi rất hiếm khi mắc bệnh Parkinson. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần khi cơ thể bước vào tuổi trung niên và tuổi già.
  • Di truyền. Khi trong gia đình có người bệnh Parkinson thì khả năng người thân mắc bệnh cao hơn, nguy cơ tăng cao hơn nữa nếu có nhiều người thân trong gia đình cùng mắc bệnh.
  • Giới tính. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ.
  • Phơi nhiễm độc tố. Tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh.

Biến chứng bệnh Parkinson

Những vấn đề sức khỏe thường gặp phải trên người bệnh khi bệnh tiến triển kéo dài:

  • Khó khăn về nhận thức. Người bệnh có thể sa sút trí tuệ, khó khăn trong suy nghĩ và diễn đạt trong giai đoạn sau của bệnh. Vấn đề này thường không thể điều trị, mà chỉ có thể hỗ trợ làm chậm tiến triển nặng hơn.
  • Trầm cảm, thay đổi cảm xúc. Lo lắng, sợ hãi hoặc mất động lực điều trị có thể khiến người bệnh rơi vào trầm cảm. Khi phát hiện và điều trị theo phác đồ điều trị bệnh trầm cảm sẽ giúp cải thiện cảm xúc của người bệnh.
  • Khó khăn khi nhai, nuốt. Việc cử động cơ hàm chậm, nhai khó khiến việc ăn uống bị ảnh hưởng như hiện tượng ứ đọng nước bọt trong khoang miệng và gây chảy dãi, hoặc mắc nghẹn, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cơ thể. Do đó cần chú ý chế biến thực phẩm mềm, dễ nhai, nuốt và đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
  • Rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ suốt đêm, thức giấc sớm, trằn trọc khó đi và giấc ngủ, ngủ gà gật ban ngày… là những vấn đề về giấc ngủ thường gặp phải. Tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ cần can thiệp bằng thuốc để cải thiện.
  • Tiêu hóa và tiểu tiện. Việc các cơ hoạt động chậm lại khiến việc tiêu hóa gặp khó khăn, dẫn đến táo bón. Hoặc mất kiểm soát bàng quang gây tiểu khó hoặc tiểu không kiểm soát.

biến chứng parkinson

Chẩn đoán bệnh 

Hiện tại với các trường hợp mắc bệnh không do di truyền, chưa có xét nghiệm máu hoặc thí nghiệm nào có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Các bác sĩ thường dựa trên bệnh sử, triệu chứng và một số bài kiểm tra thần kinh để kết luận. Nếu các triệu chứng được cải thiện sau khi dùng thuốc thì đó được coi như một trong các dấu hiệu cho thấy đúng bệnh nhân Parkinson.

Một số triệu chứng của các bệnh khác cũng có thể gây chẩn đoán nhầm lẫn là Parkinson, ví dụ như sa sút trí tuệ thể Lewy (*) hay bệnh teo nhiều hệ thống. Những xét nghiệm y tế hoặc phản ứng điều trị bằng thuốc sẽ giúp đánh giá chính xác nguyên nhân gây bệnh. Do đó chẩn đoán chính xác và điều trị sớm là yếu tố quan trọng giúp cải thiện những triệu chứng, biến chứng của bệnh.

(* Sa sút trí tuệ thể Lewy là một bệnh tiến triển đặc trưng bởi sự lắng đọng bất thường của một loại protein được gọi là alpha-synuclein trong não được gọi là protein thể Lewy. Sa sút trí tuệ thể Lewy bao gồm chứng sa sút trí tuệ với thể Lewy và sa sút trí tuệ do bệnh Parkinson. Sa sút trí tuệ với thể Lewy xảy ra khi các thể Lewy bắt đầu phát triển ở cả thân não và vỏ não. Chứng mất trí nhớ do bệnh Parkinson xảy ra khi các thể Lewy bắt đầu xuất hiện ở thân não và sau đó phát triển đến vỏ não theo thời gian.)

Phòng ngừa bệnh

Do nguyên nhân gây bệnh Parkinson vẫn chưa thực sự rõ ràng, nên các biện pháp phòng ngừa chính xác là chưa có. Một số nghiên cứu cho thấy tập thể dục nhịp điệu thường xuyên có làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng những người có uống cafe, trà xanh có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn. Nhưng cũng chưa có đủ bằng chứng cho thấy cafe hay trà có thể chống lại bệnh Parkinson.

Vì vậy biện pháp phòng bệnh tốt nhất là duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục và tránh xa các yếu tố nguy cơ như các độc chất, đồng thời khám sức khỏe theo định kỳ, tìm hiểu để có thông tin, phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh để được điều trị kịp thời.

tập thể dục parkinson

Điều trị bệnh

Mặc dù không thể điều trị khỏi, nhưng thuốc, phương pháp phẫu thuật hoặc các liệu pháp điều trị khác có thể làm chậm tiến triển và cải thiện triệu chứng của bệnh Parkinson.

Thuốc điều trị

Giúp điều trị các triệu chứng của bệnh. Bao gồm:

  • Thuốc giúp tăng nồng độ dopamine trong não
  • Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng không cử động
  • Tác động lên các chất hóa học dẫn truyền thân kinh khác của não

Thuốc thường được chỉ định nhất là levodopa. Các tế bào thần kinh sử dụng levodopa để tổng hợp dopamine. Levodopa thường được kết hợp với carbidopa. Carbidopa giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm một số tác dụng phụ của levodopa như buồn nôn, nôn, huyết áp thấp, bồn chồn; và giảm lượng levodopa cần thiết để cải thiện các triệu chứng.

Những bệnh nhân Parkinson được chỉ định điều trị với levodopa không bao giờ được tự ý dừng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ. Việc dừng thuốc đột ngột có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như ngừng di chuyển hoặc khó thở.

Một số loại thuốc khác điều trị triệu chứng như:

  • Chất chủ vận dopamine để kích thích não sản xuất dopamine
  • Các chất ức chế một số enzyme phân hủy dopamine trong não (ví dụ ức chế MAO-B, COMT)
  • Amantadine để giúp giảm các cử động không tự chủ
  • Thuốc kháng cholinergic để giảm run và cứng cơ

Kích thích não sâu

Kích thích não sâu là một quy trình phẫu thuật trong đó 1 hoặc nhiều điện cực sẽ được cấy vào não của bệnh nhân. Những điện cực này được dùng để truyền xung điện đến các vùng cụ thể trong não để chặn các tín hiệu não bất thường liên quan đến chuyển động của bệnh Parkinson như run, di chuyển chậm, cứng.

Các liệu pháp khác

  • Các liệu pháp thể chất, tâm lý và lời nói, có thể giúp điều trị các rối loạn về dáng đi, giọng nói, run và cứng, rối loạn tâm thần cảm xúc.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
  • Tập thể dục để tăng cường cơ bắp và cải thiện sự cân bằng, tính linh hoạt và sự phối hợp vận động.
  • Liệu pháp xoa bóp giảm căng thẳng.
  • Yoga, thái cực quyền để tăng khả năng kéo giãn và linh hoạt cơ bắp vận động.

Thảo luận

Bệnh Parkinson là một bệnh không gây tử vong nhưng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng cũng như tiến triển của bệnh. Những tiến bộ trong y học, thuốc, liệu pháp điều trị đã giúp con người sống chung với bệnh lâu hơn với cuộc sống vui vẻ.

Tham khảo:

  1. Parkinson disease
  2. What is Parkinson

Đọc thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe gia đình khác tại đây.

Nếu bạn có bất cứ điều gì về sức khỏe muốn chia sẻ hay các câu hỏi về thuốc, hãy để lại comment hoặc nhắn tin theo địa chỉ email: nguyenvunguyetminh@gmail.com . Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn vì một cộng đồng sử dụng thuốc an toàn.

Tags: Bệnh ParkinsonSức khỏe gia đìnhSức khỏe người cao tuổi
ShareTweetPin
Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Pharmacist & Writer

Bạn đọc quan tâm

Dinh dưỡng ở người cao tuổi
Sức khỏe gia đình

Trầm cảm ở người cao tuổi

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
28/04/2025

...

Read more
Thai đôi dinh dưỡng nhân đôi
Sức khỏe gia đình

Thai đôi- Gấp đôi dinh dưỡng, liệu có đúng?

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
27/10/2024

...

Read more
5 SỰ THẬT VỀ CÚM MÙA
Sức khỏe gia đình

5 SỰ THẬT VỀ CÚM MÙA

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
15/08/2024

...

Read more
thực phẩm chức năng cho tiểu đường
Sức khỏe gia đình

Có nên dùng thực phẩm chức năng trong bệnh tiểu đường?

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
12/05/2024

...

Read more
thị lực người cao tuổi
Sức khỏe gia đình

5 Cách giúp bảo vệ thị lực người cao tuổi

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
04/05/2024

...

Read more
Vitamin và khoáng chất trong tiểu đường
Sức khỏe gia đình

Bổ sung vitamin và khoáng chất trong bệnh tiểu đường

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
12/05/2024

...

Read more
Load More
Next Post
Ba anh em sinh đôi (P1)

Ba anh em sinh đôi (P1)

Mẹ & Trăng

Mẹ & Trăng

Subscribe
Notify of
guest
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết mới

Ước mơ
Chuyện của Minh

Ước mơ

by Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
10/05/2025

Mike đã bước vào những ngày cuối của năm lớp 5, chuẩn bị sang một bước chuyển mới. Buổi chụp...

Read more
Dinh dưỡng ở người cao tuổi

Trầm cảm ở người cao tuổi

28/04/2025
Cuộc du hành của ba anh em

Cuộc du hành của ba anh em

23/02/2025
1001 Tài Nguyên Marketing Ngành Dược Giá Trị

1001 Tài Nguyên Marketing Ngành Dược Giá Trị

23/02/2025
Tôi làm gì khi trở thành Freelancer writer (P1)

Tôi làm gì khi trở thành Freelancer (P4)

01/02/2025
Facebook Twitter

Cảm ơn bạn đã ghé thăm và đọc các bài viết. Bạn có thể đăng ký nhận thông tin bài viết mới tại đây, hoặc gửi email cho tôi:
nguyenvunguyetminh@gmail.com

    Vui lòng ghi rõ
    (*) Nguồn: https://nguyenvunguyetminh.vn
    khi đăng tải nội dung được sao chép
    từ website này.

    © 2020 Nguyễn Vũ Nguyệt Minh - Pharmacist & Writer.

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Marketing Dược
    • Sức khỏe gia đình
    • Chuyện của Minh
    • Tôi là Minh

    © 2020 Nguyễn Vũ Nguyệt Minh - Pharmacist & Writer.

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In
    wpDiscuz
    0
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x
    | Reply